Bài 1
KHÁI QUÁT NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
I. KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC
1. Giới thiệu:
- Giới thiệu về nội dung môn học, chương trình môn học, hình thức thi…
- Giới thiệu về khoa học xã hội học ở trên thế giới và Việt Nam .
2. Khái niệm:
- Spencer (1820-1903) nói “ Xã hội học là một khoa học rất có thiện cảm nhưng cũng rất co dãn. Có bao nhiêu nhà xã hội học thì có bấy nhiêu xã hội học, và mỗi thế hệ cho ta một định nghĩa mới về xã hội học”.
- Về mặt thuật ngữ, “xã hội học” (sociology) là kết quả của việc ghép chữ la tinh là “socius” hay chữ “societas” nghĩa là xã hội với chữ “ology” hay “logos” nghĩa là học thuyết, là nghiên cứu.
- Về mặt lịch sử, Auguste Comte(1798-1857), người pháp được coi là cha đẻ của xã hội học. Người có công khai sinh ra môn khoa học về các qui luật về xã hội mà ông gọi là “xã hội học” vào nửa đầu thế kỷ XIX (1839).
Khái niệm: Xã hội học là khoa học nghiên cứu các qui luật hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội”.
3. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học:
Khách thể của xã hội học cũng giống như các môn khoa học xã hội học khác là hiện thực xã hội. Nhưng sự khác nhau giữa xã hội học với các môn khoa học xã hội khác là sự khác nhau về đối tượng và phương pháp của môn khoa học này.
Có 3 cách tiếp cận:
+ Cách 1: vĩ mô: đối tượng xã hội học là các lọai hình xã hội như hệ thống, cơ cấu xã hội.
+ Cách 2: vi mô: đối tượng xã hội học là hành vi hay hành động xã hội của con người.
+ Cách 3: tổng hợp: đối tượng xhh là cả xã hội lòai người và hành vi xã hội của con người.)
Xã hội học là khoa học tương đối độc lập vì có đối tượng nghiên cứu tương đối độc lập. Xã hội học nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ biện chứng giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm… và một bên là xã hội với tư cách là hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội…mối quan hệ này tương hỗ lẫn nhau.
4. Phương pháp nghiên cứu xhh:
Đó là tổng hợp tất cả các phương pháp, kỹ thuật nhằm làm sáng tỏ bản chất, qui luật của các hiện tượng và các quá trình xã hội. Xã hội học sử dụng nhiều phương pháp như quan sát, so sánh, thống kê, thực nghiệm, phân tích lịch sử…
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp xây dựng bảng hỏi
5. Mối quan hệ giữa Xã hội học và các ngành khoa học khác:
Xã hội học giúp ta hiểu rõ bản chất, tức là qui luật của đời sống con người và của xã hội, bộc lộ rõ nhất trong mối quan hệ giữa một bên là con người và một bên là xã hội. Việc xác định rõ đối tượng nghiên cứu của xã hội học giúp ta xác định rõ vị trí của xã hội học trong hệ thống các khoa học. Dưới đây ta xét mối quan hệ giữa xã hội học với một số khoa học như Triết học, Tâm lý học, Sử học, Kinh tế học…
a) Quan hệ giữa xã hội học và triết học:
- Triết học là khoa học nghiên cứu qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học Mác – Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở nghiên cứu của xã hội học Mácxít. Quan hệ giữa xã hội học và triết học là quan hệ giữa khoa học cụ thể và thế giới quan khoa học. Các nhà xã hội học mácxít vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật làm công cụ lý luận sắc bén để nghiên cứu và cải thiện mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Trong quan hệ với triết học, các nhà Xã hội học tránh hai quan niệm cản trở sự phát triển của Xã hội học.
- Quan niệm 1: cho rằng xã hội học là một bộ phận của triết học, quan niệm này đã đồng nhất việc nghiên cứu lý luận xã hội học với chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc giải thích đời sống xã hội. Thực tế, quan niệm này đã làm ngưng trệ quá trình hình thành xã hội học như là một khoa học độc lập ở một số nước vào những năm 1930 – 1960.
- Quan niệm 2: cho rằng xã hội học biệt lập hay đối lập với triết học. Những người theo quan niệm này lập luận rằng, xã hội học ra đời với tư cách là một khoa học cụ thể, đối lập với triết học tư biện, kinh viện, giáo điều, bất lực trước các vấn đề mới mẻ nảy sinh từ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội châu Âu thế kỉ XIX. Nói cách khác, xã hội học không có mối liên hệ gì đáng kể so với triết học.
Thực tế quan niệm này cố tình làm ngơ trước một thực tế là xã hội học bao giờ cũng có tính triết học và tính tư tưởng. Tính triết học của xã hội học thể hiện ở chổ xã hội học tìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội và nhận thức qui luật chung của sự vận động và phát triển của con người và xã hội.
Tính triết học trong xã hội học gắn liền với thế giới quan, hệ tư tưởng và tính giai cấp. Các nhà xã hội học mácxít xây dựng học thuyết xã hội học trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử, xã hội và con người và luôn coi triết học Mác-Lênin là thế giới quan, phương pháp luận và vũ khí tư tưởng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội công bằng, văn minh.
Mối quan hệ giữa xã hội học và triết học có tính biện chứng. Các nghiên cứu xã hội học cung cấp những thông tin và phát hiện các vấn đề, bằng chứng mới làm phong phú kho tàng tri thức và phương pháp luận triết học. Trên cơ sở nắm vững tri thức xã hội học ta có thể vận dụng một các sáng tạo tri thức triết học vào thực tiễn.
b) Mối quan hệ giữa xã hội học với tâm lý học và lịch sử học.
Lịch sử phát triển xã hội học cho thấy xã hội học luôn xác định rõ ràng mối quan hệ giữa một bên là sử học và một bên là tâm lý học. Đó là mối quan hệ liên quan đến những cặp chủ đề cơ bản của xã hội học như con người – xã hội, hành động xã hội-cơ cấu xã hội. Nếu giải quyết không thỏa đáng thì xã hội học sẽ luôn ở tình trạng khủng hỏang “tiến thóai lưỡng nan” do câu hỏi: xã hội học là khoa học xã hội hay khoa học về con người. Chọn câu trả lời nào cũng không ổn vì xã hội học nghiên cứu mối liên hệ giữa con người và xã hội chứ không nghiên cứu con người hoặc xã hội hay cả con người và xã hội.
- Trong giai đọan đầu phát triển, xã hội học châu Au cự tuyệt với vai trò của tâm lý học trong việc giải quyết các vấn đề xã hội học. Theo Weber cho rằng có thể hiểu hành động xã hội thông qua việc giải nghĩa hòan cảnh xã hội bao gồm các yếu tố như văn hóa, lịch sử… như vậy sử học có vai trò đặc biệt trong nghiên cứu xã hội học.
- Trong khi đó ở xã hội học Mỹ, một số tác giả như G.Homans cho rằng cần sử dụng tâm lý học để giải thích các hiện tượng xã hội học, bởi hành động con người, tương tác giữa các cá nhân là nền tảng của các quá trình xã hội, cơ cấu xã hội. Mà hành động cá nhân được coi là kết quả của tâm lý cá nhân. Do vậy, các qui luật tâm lý cá nhân phải là những nguyên lý nghiên cứu cơ bản của xã hội học.
Cuộc giằng co lý luận giữa xã hội học, tâm lý học và sử học vẫn còn tiếp diễn, không phân thắng bại. Kết quả là tâm lý học xã hội trở thành một chuyên ngành của cả tâm lý và xã hội. Mặt khác, nghiên cứu so sánh lịch sử xã hội trở thành một chuyên ngành ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều nhà xã hội học. Các phương pháp, khái niệm và những phát hiện của lịch sử ngày càng xuất hiện nhiều trong xã hội học.
- Có ý kiến cho rằng tuy cùng nghiên cứu xã hội nhưng xã hội học khác sử học ở chổ sử học nghiên cứu xã hội trong quá khứ còn xã hội học nghiên cứu xã hội ở hiện tại. Điều đó không thật đúng. Các khoa học xã hội, cả sử học và xã hội học chủ yếu nghiên cứu những gì đã xảy ra (vừa xảy ra hay xảy ra từ lâu) để nhận thức cái hiện tại, dự báo tương lai.
Như vậy, xã hội học không bị tâm lý học lấn át vì xã hội học không tập trung nghiên cứu về cá nhân, về hành vi xã hội, về họat động tâm lý của con người. Xã hội học cũng không bị sử học bao trùm lên vì xã hội học không tập trung nghiên cứu về các sự kiện lịch sử xã hội cụ thể, về xã hội đặc thù trong quá trình vận động và phát triển theo thời gian. Xã hội học cũng không phải là “khoa học nửa nọ nửa kia” vì không nghiên cứu theo kiểu “ mỗi thứ một tí”, tức là vừa nghiên cứu con người vừa nghiên cứu xã hội một cách biệt lập với nhau.
Xã hội học có mối liên hệ chặt chẽ với tâm lý học và sử học. Chẳng hạn, các nhà xã hội học có thể vận dụng cách tiếp cận của tâm lý học để xem xét hành động xã hội với tư cách là họat động cảm tính, có đối tượng, có mục đích. Xã hội học có thể quán triệt quan điểm lịch sử trong việc đánh giá tác động của hòan cảnh, điều kiện xã hội tới con người.
c) Xã hội học và luật.
Luật là hệ thống các chuẩn mực và qui tắc hành động do cơ quan có thẩm quyền chính thức đưa ra. Luật có tác dụng qui định và kiểm sóat xã hội đối với hành động và quan hệ xã hội nên từ lâu các nhà xã hội học rất quan tâm nghiên cứu luật. Các nhà nghiên cứu có thể vận dụng lý thuyết xhh để phân tích sự phát triển của hệ thống pháp luật cũng như mối liên hệ giữa pháp luật với cơ cấu, hệ thống xã hội. Từ đó hình thành một lĩnh vực giáp ranh giữa luật và xã hội học. Các nhà xã hội học trước đây như K.Marx, Durkheim, Weber đều chú ý phân tích xã hội học về tổ chức và thiết chế pháp luật.
Các nhà nghiên cứu có thể vận dụng lý thuyết xã hội học để phân tích sự phát triển của hệ thống pháp luật, cũng như mối liên hệ giữa pháp luật và cơ cấu xã hội. Khi nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, Marx đã đưa ra nhiều ý tưởng khái quát rất quan trọng đối với xã hội học về luật. VD: theo quan điểm của Marx, hệ thống pháp luật tư sản là một bộ phận của nhà nước tư sản, là công cụ áp bức giai cấp, Marx nhận định tư tưởng thống trị là tư tưởng của giai cấp thống trị.
Các nhà xã hội học rất quan tâm tới vai trò của luật pháp đối với xã hội. VD: Weber cho rằng luật pháp là một lực lượng đòan kết, tập hợp và biến đổi xã hội. Weber đã phân tích tầm quan trọng của luật pháp với tư cách là một nhân tố của quá trình duy lý góp phần hình thành và phát triển xã hội hiện đại và chủ nghĩa tư bản ở phương Tây.
Ngày nay các nhà xã hội học thường quan tâm xem xét, đánh giá ảnh hưởng qua lại giữa hệ thống luật pháp và hệ thống xã hội.
5. Chức năng xã hội học.
- Chức năng nhận thức.
- Chức năng thực tiễn.
- Chức năng tư tưởng.
Bài 2
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌC
I. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN XÃ HỘI HỌC.
1. Bối cảnh kinh tế – xã hội:
- Khởi đầu từ cuộc cách mạng tư sản Anh.
Tóm lại, sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi sâu rộng trong đời sống xã hội. Quan hệ, tương tác và cấu trúc xã hội trở nên phức tạp, mất ổn định, gây ra những hậu quả khó lường. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn:
- phải lập lại trật tự, ổn định xã hội;
- nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, giải thích các hiện tượng, các quá trình kinh tế xã hội và giải quyết các vấn đề của thời kỳ khủng hỏang xã hội lúc bấy giờ.
Nói cách khác, xã hội học đã ra đời một cách tất yếu trong bối cảnh kinh tế-xã hội châu Âu thế kỷ XIX nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức và nhu cầu thiết lập ổn định, trật tự xã hội.
2. Bối cảnh chính trị, văn hóa và tư tưởng:
Các sự kiện chính trị – xã hội quan trọng nhất góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội châu Âu thế kỷ XVIII – XIX là các cuộc cách mạng, nhất là cách mạng Pháp năm 1789. cuộc cách mạng này đã mở đầu cho thời kì tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ và thay thế trật tự xã hội cũ bằng trật tự chính trị xã hội mới với sự thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản.
(sơ lược về cách mạng Pháp 1789)
Về mặt văn hóa – tư tưởng, đại cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII với khẩu hiệu “tự do, bình đẵng, bác ái” đã khơi dậy những biến đổi mang tính cách mạng trong văn hóa, tư tưởng, nhận thức và hành động chính trị của giai cấp công nhân và quần chúng lao động về quyền con người và quyền bình đẵng giai cấp.
3 Tiền đề lý luận và khoa học:
Tiền đề lý luận và khoa học làm nảy sinh, phát triển xã hội học có ý nghĩa to lớn mà loài người đã đạt được từ xưa đến nay, nhất là từ thời kì phục hưng mở đầu vào nửa cuối tế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học là tiền đề cơ bản, quan trọng cho sự ra đời xã hội học. Các cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc biệt thế kỷ XVIII đã làm thay đổi cơ bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện thực, nhất là đời sống của con người được xem như là một thể thống nhất vận động và biến đổi theo qui luật. Các qui luật của xã hội có thể nhận thức được và giải thích được thông qua việc sử dụng và phát triển các khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở nhận thức khoa học có thể biến đổi, cải tạo được xã hội.
II. NHỮNG NHÀ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC THỜI KÌ ĐẦU.
1. Auguste Comte (1798 – 1857)
1.1tiểu sử:
Auguste Comte tên đầy đủ là Isidore Auguste Marie Francois-Xavier Compte, nhà lý thuyết xã hội, nhà triết học thực chứng người Pháp là người khai sinh xã hội học. Ong sinh năm 1798 trong một gia đình Gia tô giáo theo xu hướng quân chủ nhưng ông sớm trở thành một người có tư tưởng tự do và cách mạng. Năm 1814 ông vào học ở trường Đại học bách khoa. Năm 1817 làm thư ký cho Saint – Simon. Năm 1826 ông bắt đầu giảng giáo trình triết học thực chứng.
Ông từng học y học, sinh lý học, triết học ở trường Bách khoa và sau này là người sáng lập ra hiệp hội thực chứng luận. Ông là người đã hứng kiến những cuộc chiến tranh, những biến động to lớn về chính trị ở Pháp thế kỷ XIX. Ông có các công trình cơ bản như “Triết học thực chứng”, “Hệ thống chính trị học thực chứng”.
1.2 Quan niệm về xây dựng ngành Xã hội học:
Tư tưởng của Comte chịu ảnh hưởng của khoa học tự nhiên như Vật lý học, sinh vật học. Theo ông, Xã hội học là khoa học về xã hội và các bộ phận cấu thành và các quá trình của nó. Ông còn gọi nó là vật lý học xã hội.
- ông đưa ra 3 nguyên tắc để xây dựng ngành xã hội học:
+ NT1: dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm.
+ NT2: thực chứng luận.
+ NT3: thuyết vật lý.
a. Nội dung quan niệm Xã hội học:
Xã hội học bao gồm 2 bộ phận cấu thành:
Thứ nhất, Tĩnh học xã hội và các yếu tố cấu thành xã hội:
- tĩnh học xã hội là một bộ phận của xã hội học, nghiên cứu ttrật tự XH, cấu trúc xã hội và các mối liên hệ giữa chúng, tức là các yếu tố có thể coi là tĩnh của XH.
Comte nghiên cứu các mặt tĩnh của XH như:
· Cá nhân: với tư cách là những thành phần, những đơn vị cấu thành cấu trúc xã hội. Cá nhân là một tập hợp gồm:
- Các năng lực, nhu cầu bên trong của cá nhân.
- Các năng lực như cầu tiếp nhận dược từ bên ngòai thông qua việc cá nhân tham gia vào các mối quan hệ với xã hội.
Sau đó, quan niệm của ông về cá nhân thay đổi. Ong coi cá nhân không phải là một đơn vị xã hội đích thực của cấu trúc xã hội. Ong cho rằng việc nghiên cứu cá nhân thuộc về lĩnh vực sinh vật học. Nghiên cứu xã hội học chủ yếu nghiên cứu các thiết chế xã hội, các tổ chức xã hội
· Gia đình: là đơn vị xã hội, thiết chế xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất.
- Ông nghiên cứu thành phần gia đình, cấu trúc gia đình, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
- Nghiên cứu của ông về gia đình chỉ mang tính sơ lược, thiếu đầy đủ so với Marx và Enghels…
· Cấu trúc xã hội: (cơ cấu xã hội): là vấn đề thực sự có ý nghĩa về lý luận xã hội học của ông.
- Cấu trúc xã hội là một hệ thống được tạo ra từ những cấu trúc khác nhỏ hơn, đơn giản hơn gọi là tiểu cấu trúc. Do đó, hiểu được cấu trúc xã hội có nghĩa là nắm được đặc điểm, các thuộc tính và các mối liên hệ của các tiểu cấu trúc xã hội.
- Tĩnh học tập trung nghiên cứu cấu trúc xã hội của các thiết chế như gia đình, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật…
- Ông phân tích cấu trúc xã hội và cho rằng nó phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp thể hiện qua sự phân hóa, đa dạng hóa, chuyên môn hóa cũng như mức độ liên kết của các tiểu cấu trúc xã hội.
- Ông cho rằng sự duy trì trật tự xã hội, duy trì các tiểu cấu trúc cần phải có sự can thiệp của quyền lực nhà nứơc, sự đòan kết, liên kết của các bộ phận, sự chuyên môn hóa và các yếu tố như ngôn ngữ, tôn giáo… có khả năng duy trì trật tự và ổn định xã hội.
Thứ hai, Động học xã hội và quy luật ba giai đọan: nghiên cứu các quy luật biến đổi xã hội trong quá trình lịch sử của nó.
Qua việc tìm hiểu sự vận động của xã hội, ông đưa ra quy luật ba giai đọan để giải thích về sự phát triển của xã hội.
- Giai đọan 1: Giai đọan thần học – tưởng tượng (thần linh)
+ Thời đại chiếm hữu nô lệ
+ Mọi quan niệm đều bị chi phối bởi sự tưởng tượng về thế lực siêu nhiên, siêu nhân. Các sự kiện xã hội đựơc giải thích một cách thần bí.
+ Các quan hệ xã hội bi chi phối bởi quan hệ quân sự giữa các quốc gia vì tranh giành lãnh thổ nên còn gọi là giai đọan thần học – quân sự.
+ Lãnh đạo xã hội thuộc về các giáo sỹ, mục sư, tăng lữ.
- Giai đọan 2: tương ứng với thời kỳ phong kiến, còn gọi là thời đại siêu hình – luật pháp
+ Đây là giai đọan quá độ từ giai đọan 1 lên giai đọan 3.
+ Những gì biết đựơc vẫn còn bị chi phối bởi trí tưởng tựơng nhưng vai trò của bằng chứng trở nên rõ rệt, buộc đầu óc con người phải phù hợp với thực tế.
+ Các quan hệ xã hội, kinh tế, chính trị trở nên mềm dẻo, linh họat nhằm phát triển kinh tế.
+ Lãnh đạo xã hội là các nhà thông thái, triết học.
- Giai đọan 3: Gia đạn thực chứng khoa học:
+ tri thức khoa học thực sự thống trị, yếu tố quan sát và bằng chứng chiếm vị trí chủ đạo. Quan hệ xã hội vận hành trên cơ sở quan hệ SX công nghiệp.
+ lãnh đạo, thủ lĩnh là các nhà khoa học, nhà thực chứng luận.
Tóm lại:
- Theo qui luật 3 giai đọan thì lịch sử là một quá trình liên tục, kế thừa. Giai đọan đầu là tiền đề của giai đọan tiếp theo, nó tiến hóa theo con đường tích lũy. Sự biến đổi từ giai đọan này sang giai đọan khác không trôi chảy, nhẹ nhàng.
VD: giai đọan 2 sang giai đọan 3: CM tư sản TK 17, CM Pháp TK 18.
Xã hội lần lượt trải qua 3 giai đọan nhưng mỗi nơi thì trải qua ở những thời điểm khác nhau do dân số, chính trị…
- Ông cho rằng xã hội học ra đời vào giai đọan cuối là một tất yếu lịch sử.
- Ông đưa ra bảng phân lọai các ngành khoa học tự nhiên: tóan học, cơ học, vật lý học, hóa học, sinh học và XHH. Ong cho rằng vô cơ đơn giản hơn hữu cơ nên hiểu biết về vô cơ tự nhiên sớm đạt đến thực chứng.
- Động học của ông chủ yếu tìm hiểu sự phát triển của xã hội, thuyết 3 giai đọan của ông nhấn mạnh vai tròcủa hệ thống và qui định sự phát triển của hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội. Ong bị phê phán là duy tâm chủ nghĩa khi giải thích sự phát triển của xã hội.
b. Phương pháp luận thực chứng kiểu Comte:
- ông cho rằng xã hội học có nhiệm vụ sắp xếp, lập lại trật tự xã hội. XHH có thể phát hiện, chứng minh làm sáng tỏ các qui luật tổ chức và biến đổi của XH bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng như Vật lý học hay Sinh vật học. Comte gọi XHH là Vật lý học xã hội…
- Ông chia phương pháp nghiên cứu XHH thành 4 phương pháp căn bản.
1. Phương pháp quan sát
2. Phương pháp thực nghiệm
3. Phương pháp so sánh
4. Phương pháp lịch sử
Tóm lại:
- Thứ nhất: Ông là người đầu tiên vạch ra một khoa học mới là xã hội học (mặc dù tư tưởng này đã có từ rất lâu). Xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu sự vận động phát triển của xã hội lòai người, đồng thời xã hội học đưa ra những lởi giải thích đối với những diễn biến của XH.
- Thứ hai: Ông đã đặt ra câu hỏi: trật tự xã hội là gì? Biến đổi xã hội là gì? Đó là trọng tâm (đối tượng) nghiên cứu của XHH từ thế kỷ XIX đến nay.
- Thứ ba: Ông cho rằng bản chất của XHH là ở chổ sử dụng phương pháp thực chứng luận để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thiết.
- Thứ tư: Ông đã mở đầu cho quyền sống của một khoa học là XHH. Ông có công đầu trong việc tách XHH với triết học giáo điều, tự biện. Ông chủ trương nghiên cứu XHH bằng phương pháp khoa học tự nhiên, khoa học thực chứng.
- Thứ năm: Với quan niệm cơ cấu xã hội gồm tĩnh học, động học đã làm tiền đề cho việc nghiên cứu cấu trúc XHH ngày nay.
2. KARL MARX (1818 – 1883). (sgk)
3. HERBERT SPENCER (1820 - 1903) (sgk)
4. EMILE DURKHEIM (1858 - 1917) (sgk)
5. MAX WEBER (1864 – 1920) (sgk)
BÀI 3
PHẠM TRÙ VÀ KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC
I. PHẠM TRÙ XÃ HỘI HỌC.
Định nghĩa phạm trù: là khái niệm khoa học phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ chung, cơ bản nhất của các hiện tượng hay những đặc trưng chung nhất của chúng.
1. Tương tác xã hội: là hành động và hành động đáp lại của chủ thể này đối với chủ thể khác.
- Các lý thuyết tương tác:
+ Tương tác biểu trưng (biểu tượng).
+ Lý thuyết kịch.
2. Quan hệ xã hội.
Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội. Những tương tác này có xu hướng lập đi lập lại, ổn định, tạo thành quan hệ xã hội.
Có nhiều kiểu phân lọai quan hệ xã hội:
- Xét về vị thế xã hội:
+ Quan hệ xã hội theo chiều ngang.
+ Quan hệ xã hội theo chiều dọc.
- Có thể phân lọai theo chủ thể.
- Quan hệ xã hội không thể tách rời khỏi tương tác xã hội và hành động xã hội.
3. Chủ thể quan hệ xã hội.
Xét ở hai cấp độ sau:
- Cấp độ vi mô: chủ thể hành động là cá nhân.
- Cấp độ vĩ mô: chủ thể quan hệ xã hội là các nhóm, các tập đoàn hay toàn bộ xã hội.
4. Cá nhân và xã hội hóa.
- Xã hội hóa là một quá trình (có bắt đầu, diễn biến và có kết thúc) mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình.
- Xã hội hóa là quá trình mà cá nhân học hỏi để biến đổi từ một con người sinh học trở thành một con người xã hội.
- Xã hội hóa có hai mặt:
+ Mặt thụ động.
+ Mặt tích cực.
Môi trường xã hội hóa: là nơi cá nhân thu nhận, tái tạo kinh nghiệm xã hội.
- Gia đình
- Nhà trường
- Các nhóm thành viên
- Thông tin đại chúng
Phân đoạn quá trình xã hội hóa
- Giai đạon đầu.
- Bắt chước.
- Đóng vai.
- Giai đọan học hành.
- Giai đọan lao động.
- Giai đoạn sau lao động.
II. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC.
Khái niệm: ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và mối liên hệ giữa chúng.
Khái niệm xã hội học: ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của xã hội và mối liên hệ giữa chúng.
1. Vị thế, vai trò xã hội.
a. Vị trí xã hội: Đó là vị trí tương đối của cá nhân trong cơ cấu xã hội, trong hệ thống các quan hệ xã hội.
b. Vị thế xã hội: Vị thế xã hội là vị trí xã hội được gắn với quyền lợi và trách nhiệm.
Các loại vị thế xã hội:
+ Vị thế có sẵn, bị gán cho.
+ Vị thế xã hội đạt được.
c. Vai trò xã hội:
Mỗi vị trí xã hội phải có những hành động phù hợp như mong đợi. Mô hình hành động đó là vai trò tương ứng với vị thế xã hội đó.
+ Vai trò dựa trên vị thế có sẵn.
+ Vai trò dựa trên vị thế đạt được.
+ Vai trò được xác định hẹp.
+ Vai trò được xác định rộng.
2. Di động xã hội : Di động xã hội là sự vận động của con người từ một vị trí xã hội này đến một vị trí xã hội khác trong hệ thống phân tầng xã hội.
Hình thức di động xã hội:
- Di động theo chiều ngang.
- Di động theo chìêu dọc.
Những yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội:
- Điều kiện kinh tế – xã hội.
- Trình độ học vấn
- Yếu tố giới:
- Nơi cư trú.
- Ngòai ra còn các yếu tố khác như thành phần xuất thân, thâm niên, công tác, lứa tuổi, tôn giáo, triển vọng di động của cá nhân…
3. Nhóm xã hội : Nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau về vị trí, vai trò, nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định.
- Phân biệt nhóm với đám đông.
- Có thể phân lọai nhóm dựa vào căn cứ sau:
+ Nhiêm vụ, chức năng.
+ Thời gian tồn tại của nhóm.
+ Nguyên tắc gia nhập.
+ Hình thức họat động của nhóm.
- Qua cá tiêu chí này thì có thể phân lọai nhóm như sau:
+ Nhóm qui ước.
+ Nhóm thực.
+ Nhóm thí nghiệm – nhóm tự nhiên.
+ Nhóm nhỏ – nhóm lớn.
+ Nhóm có tổ chức – nhóm không có tổ chức.
4. Thiết chế xã hội.
Nhóm xã hội là tập hợp người được liên kết với nhau bởi các dạng quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội này được hình thành từ những tương tác thường xuyên, ổn định, lâu dài, có định hướng. Trong quá trình tương tác này thì các khuôn mẫu hành vi được thiết kế hóa, tức là biến thành các thiết chế.
Khái niệm: thiết chế xã hội dùng để chỉ tập hợp gồm những giá trị chuẩn mực, qui tắc, thói quen hay tập tục để áp dụng trong xã hội, được xã hội thừa nhận.
- Đặc trưng của thiết chế.
- Chức năng của thiết chế xã hội: điều hòa và kiểm sóat xã hội.
- Phân lọai thiết chế:
+ thiết chế gia đình.
+ thiết chế giáo dục.
+ thiết chế kinh tế.
+ thiết chế chính trị (nhà nước).
+ thiết chế tôn giáo.
- không thiết chế nào tự đứng một mình mà các thiết chế phải liên hệ lẫn nhau.
Bài 4.
HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI
I. KHÁI QUÁT.
1. Khái niệm hành động xã hội:
Định nghĩa: Hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. (Weber)
- Đặc điểm:
+ Hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức
+ Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành họat động sống của cá nhân. Cá nhân hành động chính là để thực hiện họat động sống của mình.
+ Đời sống xã hội là một tập hợp phức tạp các họat động xã hội liên quan tới nhau, qui định lẫn nhau. Thậm chí xung đột nhau.
+ hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá nhân.
- Phân biệt hành vi và hành động xã hội.
2. Hành động vật lý, bản năng và hành động xã hội:
So sánh:
Hành động xã hội - Thứ nhất: hành động xã hội phản ứng gián tiếp với các tác nhân thông qua các biểu tượng. | Hành động bản năng, vật lý - Phản ứng trực tiếp với các tác nhân. |
- Thứ 2: hành động xã hội phụ thuộc vào các giá trị, chuẩn mực của xã hội. Tức là cá nhân xem xét để quyết định hành động cho phù hợp với chuẩn mực xã hội. | - không có tính chuẩn mực, bất chấp các giá trị. |
- Tính duy lý của hành động: đó là ta phải xem xét, nhận định đúng đắn tình huống, hòan cảnh để đưa một hành động cho phù hợp. | |
3. Các thành phần của hành động xã hội: ( lý thuyết của Weber).

4. Phân lọai hành động xã hội:
- Hành động hợp lý về mặt mục đích:
- Hành động hợp lý về mặt giá trị
- Hành động truyền thống:
- Hành động tình cảm:
Bài 5.
BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
I. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI.
1. Khái niệm.
Bất bình đẳng là sự không bình đẳng (không ngang nhau) về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.
2. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng trong xã hội.
- Nguyên nhân bất bình đẳng cũng rất đa dạng như liên quan đến các vấn đề: tôn giáo, chủng tộc, giới tính… sự bất bình đẳng này cũng khác nhau ở những nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể qui nó làm 3 lọai căn bản:
- Những cơ hội trong cuộc sống.
- Những cơ hội trong cuộc sống.
- Địa vị xã hội.
- Ảnh hưởng chính trị.
3. Một vài quan điểm về bất bình đẳng xã hội.
· Bất bình đẳng là hiện tượng không thể nào tránh khỏi vì trong xã hội con người luôn luôn khác nhau về nhu cầu và tài năng.
· Một số nhà triết học trước đây khẳng định rằng có sự khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ. Nó là kết quả của bất bình đẳng không thể nào tránh được. Aristotle: “ Đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, đó là một luật lệ”.
+ Quan điểm bất bình đẳng về giới tồn tại ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam . VD: quyền thừa kế chỉ giành cho con trai.
· Quan niệm nữa cho rằng bất bình đẳng là hiện tượng không tránh khỏi nhưng nó do các nguyên nhân như xã hội có nhiệm vụ này cần thiết hơn nhiệm vụ khác. Do đó cần những người giỏi nhất để thực hiện nhiệm vụ khó nhất. Trong điều kiện như vậy, nếu thủ tiêu bất bình đẳng thì sẽ nguy hiểm cho xã hội.
· Khác với quan niệm trên, một số người cho rằng bất bình đẳng chủ yếu là do cấu trúc của hệ thống xã hội gây nên. Chính sự khác biệt trong vị trí của các cá nhân trong cơ cấu xã hội gây ra bất bình đẳng về kinh tế.
II. PHÂN TẦNG XÃ HỘI
1. Khái niệm.
a. Khái niệm:
Tầng xã hội là tổng thể mọi cá nhân trong cùng một hòan cảnh xã hội. Họ giống nhau hoặc bằng nhau về tài sản hoặc thu nhập, về trình độ học vấn hoặc văn hóa, về địa vị, vai trò hay uy tín xã hội…
Phân tầng xã hội là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị nghề nghiệp, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh họat, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật.
b. Đặc điểm:
- Phân tầng xã hội diễn ra ở nhiều khía cạnh như chính trị, kinh tế, địa vị xã hội, học vấn.
- Phân tầng xã hội có phạm vi tòan cầu.
- Nó tồn tại theo lịch sử, theo các thể chế chính trị khác nhau.
- Nó tồn tại trong các nhóm dân cư, giai cấp, tầng lớp xã hội.
2. Lý thuyết phân tầng xã hội.
· Lý thuyết chức năng: theo lý thuyết này, việc phân tầng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, tức là mỗi tầng xã hội có chức năng xã hội riêng.
· Lý thuết xung đột: Lý thuyết này cho rằng việc phân tầng xã hội là do nguyên nhân từ bất bình đẳng xã hội gây nên. Các bất bình đẳng sẽ dẫn đến các xung đột trong xã hội. Và như vậy, các tầng lớp trong xã hội sẽ không ổn định được.
Lý thuyết xung đột xã hội đề xướng việc lấy giai cấp và đấu tranh giai cấp làm động lực chủ yếu cho sự phát triển của nhân lọai trong các xã hội có giai cấp (Marx).
3. Nguyên nhân dẫn đến sự phân tầng xã hội.
Có thể tổng hợp thành 2 nguyên nhân chính sau:
Chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, từ đó hình thành giai cấp và xung đột giai cấp xuất hiện và đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội.
Quá trình phân công lao động đã dẫn đến sự phân tầng một cách tự nhiên. Còn bản thân phân công lao động không phải là bất bình đẳng xã hội mà nó là cơ sở tạo nên các dạng họat động xã hội không được coi trọng như nhau.
4. Vài nét về phân tầng xã hội ở nước ta.
- Trong lịch sử phong kiến trước đây.
- Thời kì quan liêu bao cấp.
- Thời kỳ kinh tế thị trường.
III. GIAI CẤP XÃ HỘI.
1. Khái niệm.
Giai cấp là một nhóm người chia sẽ một vị trí giống nhau trong hệ thống phân tầng xã hội.
2. Các quan điểm về giai cấp.
Lý thuyết của Warner (lý thuyết danh tiếng) tức là dựa vào danh tiếng của các cá nhân để sắp xếp các giai cấp.
Việc sắp xếp các giai cấp này được tiến hành theo cách hỏi những người xung quanh nhận xét theo thứ bậc danh tiếng của các cá nhân. Sau đó tổng hợp lại.
Warner chia ra làm 6 nhóm giai cấp khác nhau trong cộng đồng xã hội: Thượng lưu (trên – dưới) – Trung lưu (trên – dưới) – Hạ lưu (trên – dưới).
Lý thuyết đẳng cấp và giai cấp: theo lý thuyết này phân biệt hai cấp độ khác nhau giữa đẳng cấp và giai cấp.
· Đẳng cấp: là những vị trí, trong đó con người sinh ra và cuộc đời họ tồn tại ở đó. Những thành viên trong một đẳng cấp có một địa vị được gắn cho (có sẵn) chứ không phải địa vị đạt được.
- Phân chia đẳng cấp là một dạng của phân tầng xã hội đã xuất hiện xa xưa trong lịch sử nhân lọai.
- VD: Trung hoa cổ: quân tử – tiểu nhân.
· Giai cấp: giống như đẳng cấp, giai cấp là tầng lớp xã hội nhưng lại dựa trên tiêu chhuẩn kinh tế như nghề nghiệp, thu nhập và của cải. Giai cấp nhìn chung là mở và ít nhiều có những khỏang trống để những người mới có thể gia nhập.
Trong xã hội hiện đại có xu hướng liên hệ mật thiết giữa giai cấp và di động xã hội.
3. Quan điểm của Marx về giai cấp.
Mục đích của Marx là giải thích sự biến đổi của xã hội và xây dựng một lý thuyết về lịch sử phát triển của xã hội. Tại sao xh lại biến đổi… câu trả lời nằm trong mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội.
Marx cho rằng không thể đơn giản nhận diện các giai cấp cụ thể trong xh mà phải tùy thuộc vào từng giai đọan của lịch sử thì mới biết có bao nhiêu giai cấp. VD: trong xh Lamã cổ đại thì có quí tộc, hiệp sỹ, bình dân, nô lệ.
Yếu tố quyết định hình thành nên giai cấp đó là yếu tố kinh tế. Ngòai ra còn có sự kết hợp với các yếu tố khác như tu tưởng, tâm lý, ý thức trong việc hình thành giai cấp.
Trong xã hội thì có các giai cấp cơ bản và giai cấp trung gian.VD: xã hội tư bản thì giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là giai cấp cơ bản. Họ đối nghịch nhau vì tư liệu sản xuất (máy móc, nhà cửa, đất đai…), ngòai ra còn có giai cấp trung gian đó là tầng lớp trí thức.
4. Quan niệm của Weber về giai cấp xã hội.
Ông cho rằng yếu tố kinh tế vật chất không phải là yếu tố cơ bản tạo nên giai cấp. Ông đã chứng minh có những người ở Đức không có tài sản lớn, thậm chí kiệt quệ nhưng họ vẫn ở trong đẳng cấp cao. Ngược lại, một số người sở hữu nhiều đất đai, nhà máy… nhưng họ không có quyền lực hay vị trí xh cao. Vì họ là người do thái.
Ông cho rằng quan niệm giai cấp củaMarx quá giản đơn. Ong cho rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc phân tầng xã hội: của cải, uy tín, quyền lực.
Của cải và giai cấp: theo ông thì giai cấp chính là những cá nhân có những mối liên hệ khi họ có chung về địa vị kinh tế.
Uy tín: uy tín có thể dựa trên của cải hoặc không có của cải. Có những giai cấp cao trong xã hôi mà có ít, thậm chí không có của cải.VD: nhà thơ, nhà khoa học, nhạc sỹ…
Quyền lực: quyền lực cũng có thể tạo ra giai cấp mà không cần phải dựa vào vật chất.VD: chủ tịch hội đồng thành phố, cảnh sát trưởng…
Thực chất, Weber cố chứng minh rằng không có yếu tố đơn lẽ nào mang tính quyết định đối với sự phân tầng xã hội và biến đổi xã hội. Khái niệm về giai cấp của Weber hẹp hơn khái niệm của Marx. Nó chỉ nói lên một lọai hình tầng lớp nào đó mà thôi.
Bài 6.
XÃ HỘI HỌC VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
I. Xã hội học về dư luận xã hội. (public opinion)
- Dư luận xã hội được hình thành.
- Tầm quan trọng của dư luận xã hội.
+ Trong đời sống xã hội.
+ Trong đời sống chính trị.
+ Trong lĩnh vực pháp luật.
Vậy dư luận xã hội là gì, tầm ảnh hưởng của nó như thế nào, tính lan truyền của nó ra sao?
1. Khái niệm.
- Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự.
- Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của nhóm người về một vấn đề gì đó có liên quan đến lợi ích.
2. Đặc điểm.
- Dư luận xã hội là những sự kiện, hiện tượng có tính thời sự
- Dư luận xã hội là những sự kiện hiện tượng được phán xét dựa trên các khuôn mẫu tư duy trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Căn cứ quan trọng để hình thành dư luận xã hội là lợi ích trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn.
- Tin đồn là một dạng thông tin không chính thức, thông thường là bịa đặt, phao tin, đồn nhảm.
- Tin đồn chủ yếu dựa vào cảm xúc chủ quan nên tin tính tự phát lớn, lan truyền nhanh.
- Tin đồn thường bị xuyên tạc bởi tính chủ quan của người truyền tin.
Hậu quả của tin đồn?
Tin đồn có bao giờ đúng không?
4. Các thuộc tính của dư luận xã hội.
- Tính khuynh hướng.
- Tính cường độ.
- Tính bền vững.
- Tính tiềm ẩn.
5. Chức năng của dư luận xã hội.
- Chức năng đánh giá.
- Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội.
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng giám sát.
- Chức năng giải tỏa tâm lý xã hội.
6. Quá trình hình thành dư luận xã hội.
- Biết đến sự việc, tìm hiểu đề có những thông tin ban đầu.
- Trao đổi những cảm nghĩ về thông tin đó, ý kiến cá nhân bắt đầu chuyển hóa thành ý thức tập thể.
- Các luồng thông tin khác nhau thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ bản, hình thành sự phán xét chung của đa số.
- Sự phán xét, đánh giá chuyển thành kiến nghị, lập trường hành động.
II. Xã hội học về truyền thông đại chúng:
1.Khái niệm.
Truyền thông đại chúng là một quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội. Quá trình này được tiến hành thông qua các phương tiện truyền thông.
2.Đặc điểm của truyền thông đại chúng và phương tiện truyền thông đại chúng.
- Truyền thông đại chúng được sử dụng với qui mô đại chúng và phạm vi họat động rất rộng.
- Truyền thông đại chúng được sử dụng với mục đích đại chúng và dành cho đối tượng quảng đại quần chúng.
- Truyền thông đại chúng thu thập thông tin trên qui mô đại chúng và truyền thông tin có nội dung đại chúng.
3. Quá trình hình thành và phát triển của truyền thông đại chúng.
- Thời kỳ phong kiến.
- Thời kỳ kinh tế thị trường.
Bài 7
XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠM
A. XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠM
I. KHÁI QUÁT XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠM
“ Tội phạm học” được các ngành khác nhau tìm hiểu, nhưng chủ yếu là hai ngành Luật học và Xã hội học. Ơ khía cạnh luật học vẫn khẳng định rằng: “ Tội phạm học” là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng la tinh “Crimen” (tội phạm) và tiếng Hylạp “logos” (học thuyết) và theo nghĩa đen là “ khoa học về tội phạm”. Như vậy ngành khoa học này dùng nhiều phạm trù, qui luật, khái niệm và kiến thức của khoa học Xã hội học. Điều đó có nghĩa chuyên ngành này nằm giáp ranh giữa khoa học pháp lý và xã hội học.
Ở góc độ là một chuyên ngành của Xã hội học thì tội phạm được xem là một hành vi lệch lạc xã hội (social diviance). Tội phạm học ra đời từ thế kỷ 18. người sáng lập ra nó là nhà nhà luật học người Ý tên Beccaria (1738 – 1794). Mặc dù thuật ngữ Xã hội học ra đời từ Tk 18 nhưng khoa học về tội phạm đã có từ rất lâu và hiện tượng tội phạm thì đã có từ xa xưa.
Thời nguyên thuỷ các hiện tượng lệch lạc cũng như tội phạm hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Song trong thời kì này vẫn chưa xuất hiện các tư tưởng, con người trong thời kì này còn sơ khai, trí tuệ chưa phát triển, họ phải lo đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại.
Thời kì thứ hai đó là thời kì cổ đại Hy lạp (chiếm hữu nô lệ). Thời kì này đã xuất hiện một số tư tưởng đấu tranh với tội phạm và đã xuất hiện một số quan điểm.
Quan điểm Platon: coi tội phạm là một bệnh tật, bệnh tật này của nhà nước. Chính nhà nước phải có trách nhiệm chữa trị bệnh tật này. Ong cho rằng các đạo luật ban hành phải có tác dụng kìm chế nguyên nhan thúc đẩy hành vi tội phạm.
Quan điểm Arixtote: cho rằng sự cưỡng chế về tâm lý có thể phòng ngừa về tội phạm, để cho tinh thần thống trị về thể xác, lí trí thống trị bản năng.
II. LỆCH LẠC XÃ HỘI.
Lệch lạc xã hội chuyên nghiên cứu sự bất bình thường trong quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân trong quá trình cá nhân có những mối quan hệ với xã hội. Trong bất kì xã hội nào dù xã hội đó có hoàn hảo đến đâu thì chúng ta vẫn thấy không ít cá nhân hoặc bộ phận nào đó không làm theo qui tắc xã hội, không thực hiện theo sự mong đợi của xã hội, thậm chí còn gây tai hoạ lớn cho xã hội.
1. Khái niệm:
Lệch lạc xã hội là một hiện tượng không có khuôn mẫu chung mà nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng xã hội. Cho nên chúng ta không đưa ra một định nghĩa cứng nhắc về hiện tường lệch lạc, theo cách chung nhất, để kết luận về hành vi là lệch lạc người ta thường dựa trên kết quả hành động của cá nhân hoặc nhóm xã hội tỏ ra không phù hợp với mong đợi chung của toàn xã hội.
Lệch lạc là hành vi của con người đi lệch khỏi các qui định của luật pháp, đi lệch khỏi các giá trị, chuẩn mực và qui tắc, qui ước của xã hội.
2. Đặc điểm.
- Hiện tượng lệch lạc chỉ thể hiện qua sự tương tác giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và tập thể.
- Khi hành động của cá nhân không phù hợp với những qui định của tập thể, cá nhân đó được coi là lệch lạc. Như Becker (1961) đã nói “sự lệch lạc không phải là một đặc tính hiện diện trong một số loại hành vi mà nằm trong mỗi tác động qua lại giữa những ai có hành động và những ai đáp ứng lại chúng”.
- Con người luôn đi tìm cho mình một giá trị sống phù hợp nhưng nó chỉ được chấp nhận khi họ hành động theo những qui định chung. Có khi sự mâu thuẫn giữa qui luật chung và giá trị cá nhân tìm kiếm là tác nhân dẫn đến sự lệch lạc.
- Để xác định một hành vi là lệch lạc bên cạnh sự qui chiếu vào luật pháp còn phải đặt hành vi đó vào những qui chuẩn của đạo đức xã hội.
Một hành vi không bị luật pháp coi là một hình thức phạm tội nhưng cộng đồng xã hội không chấp nhận. Cá nhân vi phạm vào đạo đức xã hội phải chịu hậu quả nặng nề hơn rất nhiều. Có thể thấy rằng có những toà án công chúng có thể bất chấp sự can thiệp của luật pháp, điển hình là những hình thức xử phạt của cộng đồng với những phụ nữ bị coi là ngoại tình ở xã hội phương Đông thời phong kiến. Hầu hết những hành động này bị coi là xúc phạm đến xã hội và không cần bất cứ một thứ luật pháp nào cộng đồng cũng tự xử phạt theo cách riêng của họ. Người ta không có một hình thức chung nhất nào để xác định rõ đâu là hành vi lệch lạc.
- Lệch lạc xã hội có thể mang tính rõ ràng, cụ thể. Cũng có thể mang tính mơ hồ.
- Lệch lạc xã hội diễn ra ở mọi cấp độ, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, tinh vi.
- VD: thấp: chửi thề, nói chuyện trong lớp học, không yêu mà nói yêu (lừa dối trong tình yêu), cho đến mức độ cao là lừa đảo trong hôn nhân.
- Lệch lạc xã hội thay đổi theo thời gian, theo không gian và theo hòan cảnh.
- Trong xã hội, mỗi tương tác lại thể hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, lối sống, văn hoá, tôn giáo… cho nên hành vi lệch lạc không thể có khuôn mẫu chung, có khi hành vi đó trong môi trường này là lệch lạc nhưng trong môi trường khác lại là khuôn mẫu, chuẩn mực.
Vấn đề mại dâm ở Việt Nam và vấn đề giải trí tình dục ở Thái Lan.
- Lệch lạc xã hội thay đổi và khác nhau theo những hoàn cảnh khác nhau. Có những hành vi ở hoàn cảnh này người ta xem là tội phạm nhưng ở hoàn cảnh khác người ta lại coi là đúng, thậm chí còn tuyên dương, khen thưởng.
- Trong đời sống hàng ngày, lệch lạc được coi là một hiện tượng xấu, xã hội coi là bất thường. Nhưng xét cho cùng thì đây là một hiện tượng bình thường của xã hội.
- Hành vi được xác định là lệch lạc vừa do sự qui chiếu vào qui ước của xã hội là có sẵn của xã hội, đó là những khuôn mẫu bên ngoài “ở đâu có luật pháp, ở đó có tội phạm”.
- Bên cạnh đó hành vi lệch lạc còn nảy sinh trong quá trình sống của con người, trong những mối quan hệ của xã hội. Đứng trước một hành động không phải ai cũng có những nhận thức giống nhau.
- Hiện tượng lệch lạc vẫn luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
- Vì sự lệch lạc là bước chuyển tiếp cho con người qua một hành động khác, có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. Có những lệch lạc trở thành chuẩn mực và được mọi người chấp nhận theo tính hợp lí nhưng cũng có những lệch lạc đưa đến hành vi phạm tội. Hành vi lệch lạc không chỉ là sự đánh giá những hành động xảy ra bên ngoài mà còn có những ý thức lệch lạc tiềm ẩn bên trong con người.
Sở dĩ lệch lạc vẫn tồn tại do con người có những cách đánh giá khác nhau về nó. Sự tồn tại ổn định là do các cá nhân biết tuân theo những qui định chung. Thế nhưng một số người lại dựa vào đó hoặc tách mình ra khỏi điều chung để phục vụ cho quyền lợi của riêng họ.
- Tất cả những gì tồn tại đều có lí của nó. Con người còn tồn tại trong mối quan hệ với nhau thì lệch lạc còn xảy ra. Durkheim cũng lí luận như vậy ngay cả hiện tượng tội phạm: “ trước hết tội ác là bình thường, bởi vì một xã hội hoàn toàn không có tội ác là không thể có được”.
Như vậy chúng ta đã có được một cái nhìn tổng quan về khái niệm và sự tồn tại của hiện tượng lệch lạc. Có thể thấy rằng hiện tượng này không phổ biến bằng việc hằng ngày chúng ta đi học hay đi làm, nhưng nó lại là hành vi đặc biệt, gây sự chú ý khiến cho chúng ta không bao giờ cảm thấy đây là những hành vi mang tính thiểu số.
3. Biểu hiện của lệch lạc xã hội :
Hiện tượng lệch lạc xã hội đa dạng, phong phú… song đây là khái niệm mơ hồ cần được phân loại.
Xã hội học tội phạm chia lệch lạc thành 3 loại.
a. Hành vi dị thường: hành vi dị thường là hành vi bất bình thường, không giống ai (so với đông đảo người xung quanh). Song không phải mọi hành vi dị thường đều tiêu cực.
- Hành vi dị thường không làm chết người, đe doạ tính mạng con người nhưng gây cho con người sự bực bội, khó chịu, thiếu thiện cảm, không cảm tình. Hành vi dị thường đồng hành với con người và là một phần của cuộc sống.
- Ơ những nơi khác nhau, những thời điểm khác nhau thì cũng có những quan điểm khác nhau về hành vi dị thường.
Như vậy hành vi dị thường là một trong những biểu hiện thấp của lệch lạc xã hội, bởi vì xã hội đa số đều có những hành vi phù hợp với pháp luật, phù hợp với qui phạm đạo đức, phù hợp với qui luật của sự phát triển. Nhưng cũng khẳng định rằng, hành vi dị thường là một biểu hiện tất yếu, một tồn tại tất yếu của cuộc sống. Hành vi dị thường còn phụ thuộc vào sự đánh giá của mổi quốc gia.
b. Tệ nạn xã hội:
Là hiện tượng tiêu cực của xã hội thể hiện qua những hành vi sai lệch xã hội có tính phổ biến. Bao gồm các vi phạm có tính nguyên tắc về lối sống, đạo đức, thuần phong mỹ tục và những qui tắc đã được thể chế hoá bằng pháp luật.
Là hiện tượng tiêu cực của xã hội thể hiện qua những hành vi sai lệch xã hội có tính phổ biến. Bao gồm các vi phạm có tính nguyên tắc về lối sống, đạo đức, thuần phong mỹ tục và những qui tắc đã được thể chế hoá bằng pháp luật.
- Tệ nạn xã hội do nhiều nguyên nhân khách quan (kinh tế, chính trị, xã hội…) hoặc do các nguyên nhân chủ quan gây nên ( trình độ, học vấn, rèn luyện đạo đức…)
- Tệ nạn xã hội có các đặc điểm của lệch lạc xã hội như tính đa dạng, sự khác nhau về thời gian, không gian.
- Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả nghiêm trọng về đời sống, kinh tế, văn hoá, xã hội, cuộc sống của nhân dân. Hành vi tệ nạn xã hội có rất nhiều loại như ma tuý, đua xe, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp, mê tín dị đoan…
c. Tội phạm:
- Khái niệm tội phạm theo Luật Hình sự: “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm những gì mà pháp luật bảo vệ.”.
- Tội phạm là hình thức, mức độ cao nhất của lệch lạc xã hội.
- Tội phạm là sự vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực của xã hội.
VD: Tội hiếp dâm, tội cướp, tội giết người…
Ơ mỗi quốc gia khác nhau thì có qui định về tội phạm khác nhau, nhưng nhìn chung thì cách phân loại tội phạm thường dựa trên đối tượng tác động, chủ thể của tội phạm hoặc mức độ nguy hiểm của hành vi.
4. Cơ sở của lệch lạc:
- Mọi hành vi lệch lạc luôn được định hướng bởi xã hội, lệch lạc xã hội chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các chuẩn mực xã hội mà các chuẩn mực này gắn liền và phụ thuộc vào nền văn hoá. Không có suy nghĩ hay hành động nào vốn hữu là lệch lạc, nó chỉ trở thành lệch lạc trong mối quan hệ với các chuẩn mực văn hoá cụ thể.
- Người ta chỉ trở thành lệch lạc khi người khác xác định họ bằng cách như vậy. Một người bị coi là lệch lạc hay không phụ thuộc vào việc người khác nhận thức, phản ứng với hành động của người đó như thế nào.
- Việc xác định hành vi lệch lạc còn dựa trên quyền lực của giai cấp thống trị.
5. Các lý thuyết giải thích lệch lạc xã hội.
Các quan điểm về tội phạm rất đa dạng và có từ rất xa xưa. Từ thời rất xa xưa các lý thuyết duy tâm cho rằng loài người do một đấng thần linh tối cao sinh ra chứ không phải là sự tiến hoá từ loài động vật. Kinh thánh nói rằng: người đàn ông trên trái đất đầu tiên là Adam và người đàn bà đầu tiên trên trái đất là Eva, thượng đế đã bắt Adam ngủ và đồng thời nặn ra Eva từ một chiếc xương sường của Adam. Bị một con rắn cám dỗ, mê hoặc, Eva đã hái một quả cấm trong vườn của thượng đế và đã xúi giục, lôi cuốn Adam vào vòng tội lỗi. Do đó cả hai đã buộc phải từ bỏ thiên đường xuống nơi trần tục là trái đất và đã sinh con, đẻ cái trong sự đau đớn ê chề…
Thời cổ đại, khi ở vùng Babilon (Ai cập) và một số nơi khác, kỹ nghệ làm đồ gốm và nghệ thuật điêu khắc phát triển, người ta đã đưa ra truyền thuyết là con người thần tiên được thượng đế năn ra từ một cục đất sét đỏ. Sau thượng đế hà hơi và san sẻ một phần hồn bất tử của mình trong con người đất sét đó. Từ đó hình thành nên con người có những đặc tính, tính cách riêng.
Dần dần, từ những quan niệm này. Trong xã hội hình thành nên các học thuyết khác nhau giải thích về vấn đề tội phạm, như các học thuyết sinh học, nhiễm sắc thể, hình dạng, giai cấp… dưới góc độ Xã hội học thì các quan niệm, lý thuyết trên được chia thành hai nhóm:
- Các lý thuyết phi xã hội.
- Các lý thuyết, quan điểm xã hội học.
a) Lý thuyết phi xã hội:
Đi đầu và có ảnh hưởng rất lớn trong nhóm các lý thuyết phi xã hội này là các lý thuyết của các nhà nhân chủng học và các nhà sinh vật học. Các lý thuyết này giải thích con người phạm tội thông qua cơ thể, hình dáng của họ. Tương ứng với mổi loại cơ thể thì có những tội phạm đặc trưng riêng.
Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, Giáo sư Lombroso (ông là một Bác sỹ người Ý, nhiều năm làm việc trong các nhà tù, là một trong những nhà nhân chủng học nhiệt tình nhất với lý thuyết về tố chất con người.)
Ong nhận thấy kẻ phạm tội thường không có sự hoàn thiện về sinh học cơ thể. Ong xem những người phạm tội là những người lai “giống” so với những người khác trong giai đoạn đầu của quá trình tiến hoá của loài người. Họ trông giống động vật hơn là giống người.
Loại người này có các đặc điểm như: mũi gãy, xương gò má rất to nhô ra trước, răng tất to, cằm thụt sâu. Loại người này thường có khuynh hướng bạo lực nên thường phạm các tội phạm về bạo lực như gây thương tích, giết người.
Loại người có những đặc điểm như xương cánh tay dài, xương ngón tay, ngón chân thường to bè, mắt nhỏ, thường nhìn lơ láo, tai xệ xuống, mặt quắp. Lại người này thường có khuynh hướng trôm cắp, lừa đảo.
Wiliam Sheldon là nhà nhân chủng học người Mỹ, ông phân ra ba kiểu con người.
+ Người Endomorph: là dạng người có đặc điểm chung là mập, tròn, thấp. Loại người này có khôn mặt tròn, má tròn, mũi to, môi to…(1)
+ Người Mensomorph: đây là người phát triển mạnh về cơ bắp, có sức mạnh. Loại người này có khuôn mặt gồ ghề, cằm bạnh to, cổ to…(2)
+ Người Ectomorph: đại diện là các đặc điểm yếu ớt, cơ thể mong manh.(3)
Ông cho rằng loại người thứ 2 rất dễ có hành vi tội phạm. Loại thứ 2 thường hăng hái đến mức hung hăng, dễ dàng nổi nóng, dẽ bị rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng. Loại thứ 3 thì tính tình thường nhạy cảm, hay lo lắng, dễ bị dằn vặt, dễ nản chí. Loại thứ nhất thì thường có những phản ứng nhanh với bên ngoài, kiên trì, thường thích thuyết phục người khác nếu có thực hiện hành vi tội phạm thì thường là các tội phạm “cổ áo trắng”.
- Giải thích hành vi tội phạm theo quan điểm thần học: quan niệm về thần học thường cho rằng thiện và ác thường đối lập nhau. Biểu tượng của tính thiện là thần kinh, ác là ma quái. Thiện là ánh sáng, ác là bóng tối. Thiện nằm trong linh hồn, ác nằm trong thể xác. Và theo quan niệm này thì thế gian chỉ tồn tại hai loại người: thiện – ác.
- Theo lý thuyết nhiễm sắc thể: các nhà ngiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa tội phạm và nhiểm sắc thể. Nhiễm sắc thể ở một người nam bình thường là XY và ở người nữ là XX. Nhưng đôi khi thông qua máy móc người ta phát hiện ở một số người có những bộ nhiễm sắc thể khác thường. VD: người nam có NST là XYY (trội một nhiễm sắc thể) rất hay dùng bạo lực, có tính tàn bạo. Dễ dẫn đến giết người.
- Lý thuyết về tính di truyền: họ nghiên cứu sự di truyền của tội phạm thông qua nghiên cứu cả gia đình, thậm chí nghiên cứu cả gia phả. Ơ Việt Nam cũng có quan niệm này. VD: “cha nào con nấy”, “Con nhà Công không giống lông cũng giống cánh”.
- Lý thuyết về bệnh lý tâm thần học: những người nghiên cứu tội phạm theo hướng này thì xem tội phạm là một bệnh thái nhân cách. Bệnh thái này thường do sự kém phát triển trí tuệ. Thường được dùng để giải thích các tội phạm về tình dục.
b) Các lý thuyết, quan điểm Xã hội học:
Nổi tiếng nhất là Robert Mentions với lý luận bổ sung cho lý thuyết phi chuẩn mực của Durkhem. Ong cho rằng tội phạm xuất hiện do việc không đồng nhất giữa việc chọn phương tiện để đạt được mục đích đó và bản thân mục đích đó. VD: có thể mục đích tốt nhưng các thực hiện không được chấp nhận.
Trên cơ sở mục đích và phương tiện, ông đưa ra 4 loại có thể dẫn đến tội phạm.
- loại 1: (canh tân) khi người ta chấp nhận mục đích và từ chối phương tiện.
VD: buôn lậu để làm giàu…
- Loại 2: ( nghi thức chủ nghĩa) khi người ta từ chối mục đích và chấp nhận phương tiện (lệch lạc nghi thức chủ nghĩa, chỉ quan trọng nghi thức, không quan trọng nội dung).
VD: Một số bác sĩ làm việc rất quan liêu, từ chối người bị nhiễm HIV, để mặc cho người đó chết.
- Loại 3: ( chủ nghĩa thoát li hay chủ nghĩa xuất thế) khi người ta phủ định cả mục đích lẫn phương tiện.
VD: đua xe, uống rượu say quậy phá, nghiện ngập, tâm thần…
- Loại 4: (nổi loạn)khi người ta từ chối mục đích lẫn phương tiện nhưng lại thiết lập ra mục đích mới và phương tiện mới .
VD: Chứng minh thay đổi xã hội, gây rối xã hội.
Ngoài ra trong lý thuyết về tội phạm dưới góc độ khoa học xã hội thì các nhà khoa học còn dựa trên các đặc điểm về nhân khẩu học xã hội như: Gới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, địa vị xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, thành phần xuất thân trong xã hội (thị dân hay nông thôn) và một số đặc điểm khác (đời sống vật chất, nhà ở…). Các dấu hiệu này không thể coi một người là phạm tội được nhưng nó tác động qua lại với các điều kiện khác hình thành nên nhân cách của con người.
Vd: Tỉnh Đồng Nai năm 1999 số bị cáo nữ là 72 / 1 386 bị cáo (chiếm 5,1%), như vậy ta thấy ở đặc điểm giới tính thì nữ ít phạm tội hơn nam.
+ Lứa tuổi từ 18 – 30 thực hiện tội phạm chiếm tỉ lệ cao nhất trong các lứa tuổi. ( số liệu thống kê tổng hợp ngành toà án năm 1999)
+ Hiện nay theo thống kê trên cả nước thì số người phạm tội là mù chữ chiếm 10,7%. Còn người phạm tội có trình độ học vấn từ lớp 8 trở xuống chiếm 72,7%. Trình độ học vấn có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện tội phạm. Nhất là các tội cướp tài sản công dân, hiếp dâm trẻ em. (nhưng có ngoại lệ là các tội phạm về chức vụ thì trình độ học vấn của người phạm tội thường rất cao. Vd: trong vụ án EPCO có 17 bị cáo có trình độ Đại học)….
Bài 8
XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
I. KẾT CẤU, CÁC KIỂU GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH
1. Khái niệm
Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ gồm những người cùng chung sống với nhau trong một không gian sinh tồn có quan hệ tình cảm, tình dục, quan hệ huyết thống được pháp luật thừa nhận.
2. Kết cấu gia đình.
a. Quan hệ hướng nội: nó bao gồm hai quan hệ cơ bản.
- Quan hệ hôn nhân.
- Quan hệ ruột thịt (huyết thống.
b. Quan hệ hướng ngoại:
- Quan hệ kinh tế.
- Quan hệ về chính trị
- Quan hệ văn hoá, giáo dục.
- Quan hệ tái sản xuất xã hội.
3. Các kiểu (hình thức) gia đình.
a. Gia đình kép.
b. Gia đình đơn.
c. Gia đình mẫu hệ mới.
d. Kiểu gia đình thiếu.
e. Kiểu gia đình đồng giới.
4. Chức năng gia đình.
a. chức năng tái sản sinh
b. Giáo dục, nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em và chăm sóc người già
c. Chức năng kinh tế và tiêu dùng
d. Chức năng thoả mãn các như cầu văn hoá, tinh thần
5.Gia đình trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
a. Đặc điểm gia đình trong xã hội công nghiệp hoá – hiện đại hoá:
Về cơ bản, các gia đình hiện đại có những đặc điểm đặc trưng sau:
- Nam nữ kết hôn muộn hơn, sinh con muộn hơn các thế hệ trước.
- Sinh đẻ có kế hoạch, gia đình ít con.
- Vợ chồng bình đẳng, mức độ gia trưởng giảm.
- Cả hai cùng chia sẻ các công việc gia đình tên cơ sở thực tế như giới tính, nghề nghiệp, sức khoẻ.
- Giáo dục con cái bằng cách thuyết phục, nêu gương.
b. sự suy giảm các chức năng gia đình.
6. Vấn đề li hôn trong xã hội hiện nay.
Bài 9.
XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
I. Khái quát.
1. Khái niệm
Nông thôn là một loại hình cộng đồng xã hội - lãnh thổ hình thành một cách nhất định về mặt lịch sử trong quá trình phân công lao động xã hội. Mật độ dân cư tương đối thấp, đóng vai trò đáng kể của lao dộng nông nghiệp.
2. Một số nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học nông thôn.
a. Cơ cấu xã hội nông thôn
b. Các thiết chế chính trị xã hội ở nông thôn:
c. Văn hóa nông thôn.
d. Lối sống nông thôn.
3. Đặc trưng của xã hội nông thôn Việt Nam .
- Sản xuất nông nghiệp.
- Nhà ở chất lượng kém.
- Phúc lợi xã hội thấp.
- Hưởng thụ văn hóa thấp.
- Kinh tế chậm phát triển, thiếu định hướng lâu dài.
- Tính cộng đồng cao (dòng tộc, lệ làng…)
4. Quá trình đô thị hóa và hiện trạng của xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay.
- Đất canh tác thu hẹp.
- Sự di động xã hội – nghề nghiệp ngày càng tăng cao.
- Tốc độ di cư tăng nhanh.
- Sự biến đổi nhanh về văn hóa.
5. Ưu và nhược điểm của quá trình đô thị hóa nông thôn.
Ưu:
Nhược:
Bài 10.
XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ
I. Khái quát.
1. Khái niệm xã hội học đô thị.
Xã hội học đô thị là một ngành khoa học xã hội học chuyên biệt xét theo cơ cấu xã hội – lãnh thổ, nghiên cứu lịch sử hình thành, các qui luật hoạt động và phát triển của xã hội đô thị với tư cách là một chỉnh thể, bản chất và các biểu hiện của các sự kiện, hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội diễn ra trong đời sống xã hội đô thị.
- Khái niệm đô thị:
Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao trong phạm vi không gian – xã hội mang tính cụ thể về mặt lịch sử, lao động chủ yếu trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ.
2. Đặc điểm.
- Số lượng dân cư tập trung trên một phạm vi lãnh thổ hạn chế.
- Đại bộ phận dân cư hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
- Là môi trường sống trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã hội và cá nhân.
- Giữ vai trò chủ đạo với các vùng nông thôn xung quanh và với toàn xã hội nói chung.
3. Sự hình thành và phát triển xã hội học đô thị.
- Từ những năm 20 ở châu Âu và Bắc Mỹ đã hình thành một môn khoa học với tên gọi “xã hội học về đời sống đô thị”.
- Từ đầu năm 50 đã bắt đầu có hội nghị quốc tế về đô thị. Hội nghị đầu tiên diễn ra vào năm 1953 tại Đại học Colunmbia (Mỹ).
4. Đô thị Việt Nam .
Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ quy định rằng đô thị ở nước ta là các điểm dân cư tập trung với các tiêu chí cụ thể sau :
- Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
- Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4000 người.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65% trở lên trong tổng số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất, dịch vụ, thương mại phát triển.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đối với từng loại đô thị (ít nhất là bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật cơ bản)
- Có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng đô thị, tối thiểu là 2000 người/km2 trở lên.
II. Lối sống đô thị và các căn bệnh đô thị.
1. Lối sống đô thị:
Lối sống đô thị là tổng thể các nét cơ bản, đặc trưng cho phương thức họat động sống có ý nghĩa xã hội đặc thù của các cá nhân và các nhóm trong xã hội, các giai cấp và các tầng lớp xã hội tại các đô thị. Điểm độc đáo của nó là được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống xã hội đô thị với tư cách là một môi trường không gian xã hội đặc biệt, khác biệt với môi trường xã hội nông thôn.
2. Các căn bệnh đô thị.
- Ô nhiễm môi trường.
- Sự phình to ra một cách tự phát của đô thị.
- …
3. Đô thị hóa và chỉ báo đô thị hóa.
Đô thị hóa là một khái niệm dùng để chỉ quá trình diễn ra những thay đổi về mặt lịch sử, kinh tế - xã hội của xã hội, thể hiện trong sự phát triển và lớn mạnh của các đô thị, dân cư đô thi và sự phổ biến lối sống đô thị tới toàn xã hội.
- Tỉ lệ dân cư đô thị thường xuyên tăng lên.
- Số lượng các thành phố, thị xã cũng thường xuyên tăng lên và phát triển về kinh tế - xã hội.
III. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam .
1. Thời kỳ phong kiến.
2. Thời kỳ thuộc địa.
3. Thời kỳ 1945 – 1975.
4. Thời kỳ từ 1975 đến nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét